Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư mong muốn mua lại quán cafe để kinh doanh. Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh lĩnh vực này mà mong muốn mọi thứ được thiết lập một cách bài bản thì có thể theo dõi bài viết dưới đây.
Nhượng quyền quán cafe đã chứng minh được sức hấp dẫn của mình với các chủ đầu tư bởi số tiền mà bạn bỏ ra đôi khi nhỏ hơn rất nhiều so với ngân sách mà bạn phải bỏ ra để xây dựng thương hiệu riêng.
Tuy vậy, có rất nhiều vấn đề trong quá trình mua lại quán cafe bạn phải thực sự nhìn nhận một cách thấu đáo nếu không muốn công sức của mình “đổ sông đổ bể”, mở ra rồi lại phải đóng cửa sau một vài tháng.
Có 5 vấn đề quan trọng mà bạn cần xem xét kỹ càng:
MỤC LỤC
1. Lưu ý về hợp đồng thuê mặt bằng quán cafe
Thông thường việc sang nhượng quán cafe thường diễn ra bằng cách sang ngang toàn bộ những thứ thuộc về quán cafe, từ mặt bằng cho đến nội thất trong quán.
Trong đó, phần quan trọng nhất phải kể đến mặt bằng quán cafe. Và điều này thể hiện qua hợp đồng mặt bằng mà bên nhượng quyền đã ký với chủ sở hữu mặt bằng.
Để chắc chắn, bạn cần có buổi thương lượng rõ ràng với sự có mặt của 3 bên: chủ sở hữu mặt bằng, bên sang quán và bên mua lại quán cafe (chính là bạn).
Các bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng cũ và bạn sẽ ký kết hợp đồng với chủ mặt bằng thông qua các điều khoản cụ thể về vị trí, diện tích, giá thuê, thời hạn hợp đồng và thời hạn thanh toán.
2. Lưu ý về cơ sở vật chất khi mua lại quán cafe
Thông thường khi sang nhượng lại mặt bằng quán cafe, người chủ sẽ chuyển nhượng toàn bộ cơ sở vật chất, bao gồm bàn ghế, máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu pha chế cũng như những tài sản có sẵn ở quán.
Để đảm bảo không xảy ra tranh chấp giữa các bên thì bạn cần liệt kê đầy đủ tất cả tài sản một cách chi tiết nhất.
Đặc biệt nên đánh giá kỹ càng chất lượng tài sản và khả năng tái sử dụng của chúng. Sau đó mới đưa ra quyết định có mua thanh lý lại không.
Tốt hơn hết là bạn cần phải tìm hiểu giá cả các loại tài sản đó trên thị trường và so sánh với giá gốc. Hoặc nhờ người có kinh nghiệm hỗ trợ trong việc định giá.
Bên cạnh đó, nếu cảm thấy đội ngũ nhân sự của quán phù hợp thì vẫn có thể giữ nguyên toàn bộ để quá trình vận hành quán cafe vẫn được diễn ra một cách trơn tru.
3. Lưu ý về tình hình kinh doanh trước đây của quán cafe
Để nắm được tình hình kinh doanh trong quá khứ của quán cafe sang nhượng, bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng bởi bất kỳ chủ quán nào cũng sẽ nói rằng tình hình kinh doanh của quán rất ổn để dễ dàng sang nhượng lại quán.
Kinh nghiệm mà bạn có thể áp dụng đó là thử đóng vai khách hàng đến quán, hỏi thăm những người sống xung quanh hoặc hỏi han nhân viên xem thực tế quán hoạt động như thế nào và lý do vì sao chủ quán lại muốn sang nhượng.
4. Lưu ý về toàn bộ mô hình kinh doanh của quán
Bạn nên xem xét quán cafe kinh doanh theo phương thức nào để điều chỉnh mục tiêu và mô hình kinh doanh sao cho phù hợp. Bởi suy cho cùng, khách hàng trung thành là nguồn tài sản quý giá nhất khi mua lại quán cafe.
Đánh giá đúng đặc điểm của khách hàng cũ cũng chính là căn cứ để xác định hợp đồng sang nhượng có đáng giá hay không.
Ngoài ra, việc đánh giá mô hình kinh doanh của quán cafe cũng vô cùng quan trọng. Mô hình kinh doanh của quán cafe sẽ bao gồm toàn bộ về thực đơn đồ uống, nhân sự, đối tượng khách hàng chính.
Bạn có thể dựa vào tình hình kinh doanh của quán trong quá khứ để đánh giá về nội dung kinh doanh của quán cafe.
Từ đó có thể đặt câu hỏi là với mô hình kinh doanh như vậy, quán cafe có thực sự kinh doanh hiệu quả hay không? Và nếu cần thay đổi thì nên thay đổi cái gì và thay đổi như thế nào để tạo được một diện mạo mới, phong cách mới cho quán.
5. Lưu ý về cách marketing của quán cafe
Marketing có tính chất quyết định đến sự sống còn của một quán cafe, nhất là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vậy thì bạn phải thay đổi ra sao và áp dụng chiến lược marketing như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của quán đồng thời thoát khỏi cách kinh doanh cũ không mấy hiệu quả.
Có thể áp dụng 9 chiến lược marketing cho quán cafe như sau:
1. Thiết kế quán cafe đẹp đơn giản, độc đáo
2. Thức uống thơm ngon và trang trí bắt mắt
3. Dịch vụ chu đáo mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng
4. Phát tờ rơi quảng cáo cho quán cafe
5. Treo băng rôn quảng cáo, chạy các chương trình khuyến mại
6. Khuyến mại giảm giá hoặc bán nhiều thứ hơn
7. Làm thẻ thành viên cho khách hàng
8. Quảng cáo trên truyền thông xã hội
9. Xây dựng fanpage cho quán cafe
Hy vọng rằng với 5 lưu ý trên đây sẽ là bí quyết giúp bạn xác định được tiềm năng kinh doanh mà quán cafe có thể mang lại cho bạn đồng thời chuẩn bị kế hoạch mua lại quán cafe thật tốt.
Và dĩ nhiên, bạn cũng phải đánh giá được nên giữ lại cái gì và thay đổi cái gì để việc kinh doanh trở nên tốt đẹp hơn.
>>>Xem thêm: 9 cách tăng doanh thu quán cafe hiệu quả