Cafe take away là một trong những loại hình kinh doanh được nhiều chủ đầu tư lựa chọn về tính kinh tế mà lợi nhuận thu về rất cao. Kinh doanh cafe mang đi đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Những lưu ý khi kinh doanh loại hình này là gì? Làm sao để tối ưu hiệu quả kinh doanh một cách tối đa.
Hãy cùng Nội Thất Trường Sa tham khảo những kinh nghiệm được chia sẻ ngay sau đây.
MỤC LỤC
1. Khái quát chung về mô hình kinh doanh cafe mang đi
Cafe mang đi là mô hình xe bán cafe lưu động sử dụng máy pha cafe công nghiệp để tạo ra những ly cafe thơm ngon. Đây cũng là mô hình cafe khác hẳn với cafe truyền thống.
Ưu điểm của nó là không cần thuê mặt bằng lớn và cũng không cần thuê nhiều nhân viên. Mô hình này rất tinh gọn và vận hành cũng đơn giản,
1.1. Xác định khách hàng tiềm năng và nhu cầu uống cafe mang đi
Hiện nay, hình thức đồ uống “tak away” đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người đón nhận, đặc biệt là nhân viên văn phòng, người lao động phổ thông.
Điều quan trọng nhất khi bắt đầu kinh doanh là bạn cần phải xác định được tiềm năng của thị trường và mô tả được khách hàng tiềm năng mà cửa hàng của bạn đang hướng đến là gì.
Tuy nhiên việc áp dụng hình thức kinh doanh cafe mang đi cũng cần phải phù hợp với thói quen tiêu dùng của khách hàng tiềm năng.
Sau đó là thực đơn, chất lượng đồ uống, các đối thủ cạnh tranh hay thói quen của đại bộ phận khách hàng mà cửa hàng hướng đến.
1.2. Nguồn nguyên liệu bán cafe mang đi
Bất kỳ một món đồ ăn hay thức uống nào, dù ngồi tại cửa hàng hay mang đi thì đều phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm và nguồn nguyên liệu phải tốt.
Để tránh trường hợp mùi vị cafe thay đổi thất thường hay nguồn hàng cafe không ổn định, cần phải bắt buộc có những mối hàng hay những công ty cung cấp nguyên liệu đảm bảo.
Đối với cafe mang đi thường bị mất vị hoặc không ngon như khi ngồi uống tại chỗ. Do đó, cần lựa chọn những loại cafe có chất lượng để đảm bảo luôn làm hài lòng thực khách.
Tùy từng hình thức kinh doanh mà cần bỏ ra một số vốn nhất định để đáp ứng hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Với những cửa hàng áp dụng hình thức mua hàng mang đi vừa có thể ngồi uống tại chỗ thì cần một số vốn khá lớn để thuâ mặt bằng, thiết kế và trang trí nội thất hay chi phí để đựng theo hình thức “mang đi”.
Còn với cửa hàng chỉ bán cafe mang đi thì có thể tiết kiệm nhiều chi phi thuê mặt bằng hay chi phí thuê nhân viên.
1.3. Am hiểu các loại đồ uống cafe
Đối với hình thức kinh doanh cà phê mang đi thì không phải loại đồ uống nào cũng có thể áp dụng.
Mỗi loại đồ uống cafe nóng hay lạnh khác nhau đều cần có những loại cốc đựng riêng biệt. Ví dụ như không thể đựng cafe nóng ở trong cốc nhựa được.
Do đó, người kinh doanh cafe theo hình thức mang đi cần hiểu rõ tính chất của từng loại đồ uống để sản phẩm của cửa hàng mình có chất lượng tốt nhất đến tay khách hàng.
Dù kinh doanh cafe theo bất kỳ hình thức nào thì cũng cần có những am hiểu nhất định. Với những kinh nghiệm mà chúng tôi vừa giới thiệu, hy vọng rằng bạn sẽ chuẩn bị thất tốt cho kế hoạch kinh doanh của mình.
2. Các mô hình kinh doanh cà phê mang đi đang được ưa chuộng hiện nay
2.1. Mô hình kinh doanh xa cafe mang đi
Đây được xem là mô hình kinh doanh cafe mang đi thể hiện rõ nhất tính chất của cafe take away. Không cần phải mở quán rộng lớn, chỉ với một chiếc xe di động tiện lợi đặt ở vị trí “đẹp” là bạn có thể phục vụ được nhiều khách hàng.
Dù là lề đường hay ngã tư thì mô hình kinh doanh này đều có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.
2.2. Mô hình kinh doanh quán cafe take away
Thay vì việc đẩy xe bán cafe take away ở ngoài đường thì bạn có thể chọn mở quán cafe để bán.
Ưu điểm của mô hình kinh doanh cà phê mang đi này chính là việc khách hàng sẽ có không gian để chờ đợi và tán gẫu với bạn bè trong lúc chờ đợi.
Lựa chọn này cũng giúp bạn thể hiện được tính chuyên nghiệp và cao cấp hơn cả.
2.3. Mô hình cafe take away nhượng quyền
Mô hình này thường được cho là hình thức được cho là hình thức kinh doanh cafe take away cao cấp. Bởi các thương hiệu cafe được nhượng quyền đều là thương hiệu có tên tuổi trên thị trường và số lượng.
Lựa chọn hình thức kinh doanh này, bạn sẽ được đầu tư cửa hàng, công thức pha chế và quy trình hoạt động để trở thành chủ của cửa hàng kinh doanh cafe mang đi này.
3. Các bước mở quán cà phê mang đi
3.1. Xác định nguồn vốn và chi phí
Khi bạn có ý định bán cafe mang đi, điều đầu tiên mà bạn cần làm là phải xác định được vốn của mình là bao nhiêu, bao gồm cả vốn lưu động và vốn cố định.
Sau khi đã xác định được số vốn chính xác thì cần các định vốn đầu tư cơ bản của quán cafe.
– Chi phí cố định: chi phí thuê mặt bằng, đăng ký kinh doanh, chi phí vật dụng thiết bị hay chi phí trả lương cho nhân viên.
– Chi phí hàng tháng: tiền nguyên vật liệu, tiền thuế.
Sau đó là việc khảo sát thị trường và tìm kiếm thông tin để xác định chính xác bạn cần phải chi bao nhiêu cho mỗi mục trong danh sách.
Bước cuối cùng và tính toán tổng hết lại và đây chính là số vốn ước lượng của bạn.
3.2. Tìm và thuê địa điểm
Vì là loại hình take away nên mặt bằng thuê sẽ không cần quá lớn (diện tích trung bình từ 20 đến 40m2. Nhưng địa điểm cần phải có vỉa hè rộng rãi và giao thông thuận tiện. Bạn có thể tận dụng để thêm bàn hoặc dùng làm chỗ để xe của khách.
Khách hàng chính là những học sinh, sinh viên, giới công chức văn phòng, giới kinh doanh. Do đó, quán cafe nên gần trường học, công sở, khu thương mại hoặc nơi có nhiều khách nước ngoài.
3.3. Trang thiết bị và nhân sự
Kinh doanh cafe mang đi phải đảm bảo được sự tiện lợi và gọn nhẹ, có thể cầm một cách dễ dàng.
Bạn chỉ cần mua sắm các vật dụng như: máy xay cafe hạt, quầy kệ trưng bày quán cafe, máy xay sinh tố có công suất lớn để xay được đá, ly, cốc, ống hút nóng – lạnh…
Có thể để thêm bàn ghế để khách hàng có thể ngồi lại thưởng thức cafe tại chỗ.
Mô hình kinh doanh cà phê mang đi cần được trang trí theo phong cách riêng, tạo điểm nhấn vừa giúp quán trẻ trung hơn vừa giúp nhận diện được thương hiệu của bạn và tạo ấn tượng với họ.
Đồng phục cho nhân viên cũng cần được chú trọng để tạo sự tôn trọng với khách hàng đồng thời giúp nhận diện thương hiệu của bạn tốt hơn
3.4. Nguồn nguyên liệu
Kinh doanh quán cafe cần có nguồn hàng ổn định và đảm bảo. Bạn nên đến thử cafe ở nhiều nơi và liên hệ với các đại lý cung cấp cafe để tìm mối hàng.
Lưu ý là bạn nên nhập nguồn nguyên liệu từ một địa chỉ tin tưởng, có chất lượng tốt và đảm bảo sức khỏe.
3.5. Thực đơn và giá bán
Bạn muốn được nhiều khách hàng biết đến quán cafe của mình và quay lại vào lần sau thì đồ uống phải ngon và đảm bảo chất lượng.
Ngoài cafe là món chủ đạo thì bạn nên bổ sung cho menu quán của mình thật đa dạng. Ví dụ như các thức uống được nhiều bạn trẻ yêu thích như trà sữa, sinh tố, trà đào…
Menu cũng nên có một món ăn “độc – lạ” để tạo nên sự riêng biệt và thu hút so với mô hình kinh doanh cafe mang đi khác.
Giá bán cũng cần phải tạo ra sự cạnh tranh với các quán cafe khác. Hiện tại, các món đồ uống tại cafe take away tương đối rẻ, chỉ ngang với quán cafe cóc, chỉ dao động từ 12.000đ đến 30.000đ/cốc.
3.6. Quảng cáo và tiếp thị
Khi kinh doanh quán cafe, bạn nên có một chiến dịch chạy quảng cáo trong một thời gian nhất định để mọi người có thể biết đến quán của bạn.
Những thông tin khuyến mại hay thức uống mới thì bạn nên cập nhật và tương tác tốt với khách hàng để giúp công việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.
Nếu như bạn không có kinh nghiệm trong vấn đề này thì có thể thuê nhân sự dạng thời vụ để họ làm giúp bạn.
Lời kết:
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm những sự hiểu biết nhất định về mô hình kinh doanh cafe mang đi và chuẩn bị kế hoạch tốt nhất để việc kinh doanh diễn ra thật thuận lợi.
>>>Xem thêm: Muốn mở quán cà phê cần những gì để thành công